QUA ĐÊM DÀI của Nguyễn Tiến Bình,
MỘT CÂU CHUYỆN ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI.
Cũng như tên của một người thường “vận” vào tính cách của người đó, truyện ngắn “ĐÊM DÀI QUA “ quả là đã mang một số phân như cái tên của nó. ĐÊM DÀI QUA có lẽ chỉ thực sự thấm sâu khi ta đọc trong đêm. Và khi dòng chữ cuối cùng hiện ra, la lúc người đọc cũng cảm thấy như vừa trải qua một đêm dài thức cùng với những sự việc, những thân phận ở rất nhiều hòan cảnh của đời sống và rất nhiều cung bậc của tình cảm con người.
Là một truyện ngắn, nhưng người đọc có thể thấy được ở QUA ĐÊM DÀI một bức tranh rộng lớn của cuộc sống và những con người cụ thể hiên ra với đủ lai lịch và tính cách. Những con người ấy, những nhân vật ấy đều có một đời sống riêng đằm thắm và dữ dội. Bằng những nét chấm phá đầy gợi cảm, tác giả đã cho chúng ta thấy trên cái nền phác thảo tưởng như đơn sơ ấy, hình ảnh của đất nước những ngày sục sôi đánh giặc và trên đó, trong đó là hình bóng của nhân dân, của những con người băng xương bằng xương bằng thịt đang sống chiến đấu cùng đồng bào mình, vì Tổ quốc mình. “ Gần một tháng trời vất vả, từng đoàn xe chở mấy trăm thương binh , giường tủ, trang thiết bị, chạy vòng xuống Hà Nội rồi lại ngược lên Sơn Tây“ bởi vì họ “ được lệnh di chuyển sang phía Nam bờ sông Hồng, đề phòng nếu đánh nhau to thì đưa thương binh về mạn Hòa Bình cho an toàn “. Đó là khẩn nguy –chiến trận đã đến gần; Đó là ác liêt- thương binh đưa về dồn dập. Phía sau mấy dòng chữ ngắn ngủi ấy là mặt trận, là những đoàn quân. Thế mà thật lạ, trong không khí sôi sục ấy, sợi dây tinh tế trong tâm hồn người lính vẫn bất ngờ rung lên trước một vẻ đẹp chợt thấy dọc đường hành quân. Ở đây như một dấu lăng, một đảo phách trong bản nhạc, tác giả bỗng làm ta mềm lòng lại với những bông “ hoa gạo nở rồi rụng đầy dưới gốc những cánh mềm đỏ sâm “. Hình ảnh bi tráng ấy gợi nhớ đoàn quân oai hùng trong bức tranh sơn mài “ Nhớ một chiều Tây Bắc “ của họa sĩ Phan Kế An.. Ôi quá đẹp một thời máu lửa. Đó là thời mà mỗi người đều cảm thấy tự hào :
“ Tôi cùng xương cùng thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi cùng sống cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu đấu gian lao “
( Xuân Diệu )
Có phải chính niềm tự hào đó về những ngày tháng hào hùng đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của những con người, những số phân mà tác giả sẽ đưa ta gặp trong suốt đêm dài kể chuyện ? Đó là người lính thương binh như Đường đang phải ngày đêm chiến đâu với những nỗi đau cả của thể xác lẫn tâm hồn nhưng vẫn không nguôi tiếng hát yêu đời với niềm hy vọng thiết tha về tình yêu và hạnh phúc. Đó là Hiên, cô hộ lý chịu thương chịu khó như là hiện thân của bao người phụ nữ Việt Nam những năm giặc giã. Họ đã hiên ngang đi qua chiến tranh, thầm lặng đi qua thời con gái “ cặm cụi và nhẫn nhịn “, nhưng luôn luôn “ có một hòn than đỏ trong lòng “ chờ có dịp là “một ngọn lửa bùng lên “. Vâng, ở họ khát vọng sống và khát vọng yêu đương chưa bao giờ nguội tắt. Nó chỉ tạm thời được nén lại vì nghĩa lớn để một khi có dịp lại bùng lên bỏng cháy và cao đẹp. Người đọc chắc sẽ khó quên những giây phút bùng nổ ái ân đã xẩy ra như nó phải xẩy ra, không thể nào khác được của Đường và Hiên được tác giả dùng ngôn từ để vẽ với sự tinh tế những đường nét và những mảng mầu sáng -tối : “ Ánh trăng xanh yếu ớt tràn qua khe cửa sổ vào căn phòng nhỏ. Nhấp nhóa hai nét vẽ hình trăng khuyết cong cong neo trên bầu ngực căng đầy; bất ngờ đường cong bị lật lại mất biến để rồi hiện ra đường cong mới uốn mềm mại từ eo hông lượn theo đường viền mông xuống dưới đùi của người con gái “. Hơn cả một bức tranh, chủ thể hiện ra đẹp, sống động và gợi mở … như một video-clip giàu mỹ cảm.
Bên cạnh họ, đồng hành với họ trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời là hình ảnh người thầy thuốc – Giáo sư Nguyễn Đình Thành. Những công việc ông làm, những ứng xử đầy tình người ông đã thể hiện, là một biiểu tượng đẹp của người “Lương y như từ mẫu “. Đó là những người hành nghề thầy thuốc không chỉ để cứu người mà còn để cứu đời.
Với những con người ấy thì việc giải quyết một cách “ thấu tình đạt lý “ những vấn đề giữa họ trong cuộc sống luôn đưa lại những kết quả đầy tình nghĩa và cao thượng. Bởi họ đã có một “ nhân thân “ đáng kính, lại được thử thách và trải nghiệm qua những gian lao thử thách. Bởi họ đang biết sống vượt lên trên những mất mát cá nhân, để luôn hướng thiện và sống vì người khác.Họ luôn biết nương tưa vào nhau, mang đến cho nhau từng chút hơi ấm của tình người, để giúp nhau vượt qua cô đơn và tuyệt vọng. Bởi như ông Giáo sư đã nhận thấy “Đường tốt quá và Hiên cũng tốt quá“. Tuy vẫn có một sự thật cần che giấu vì chưa phải thời điểm phát lộ tối ưu, nhưng như người ta vẫn nói “ thật thà quá đội khi trở thành tàn nhẫn.”. Tác giả đã có lý khi phản biên : “Cuộc đời rõ ràng quá đôi khi lại khiến cho người ta đau lòng. Có những sự thật của người lớn cần phải cất giấu để không làm đổ vỡ tình yêu thương của con trẻ “.
Bây giờ khi câu chuyên đã đến hồi kết, như ánh ngày đã ló rạng sau một “đêm dài qua “, người đọc có thể yên lòng : Tuy đây chưa phải là một “ happy end “ vì Đường đang phải đối mặt với thần chết khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối, nhưng câu chuyên đã có một kết cục hợp logic, thuận lòng người. Và sau khi bị “mê dụ” bởi thứ ngôn ngữ văn chương đầy tính tạo hình của truyện, ta thử học theo tác giả, bình tâm nhìn lại theo luật viễn-cân của hội họa, ta nhận ra ý nghĩa nhân văn bao trùm câu chuyện. Nhìn gần hơn sẽ thấy thấm đẫm lòng nhân ái. Gần hơn nữa là ấm áp tình người. Và gần ta nhất là tấm lòng người viết, thấu hiểu và bao dung, nồng nhiệt tình yêu với mỗi số phân, mỗi con người và với cuộc đời.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2011.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích
Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ
Bệnh viênh An Sinh
Ghi chú : Những chữ in nghiêng đậm trích từ truyện ngắn “ Qua đêm dài “, báo Văn Nghệ số ra ngày 5/11/2011.
Cũng như tên của một người thường “vận” vào tính cách của người đó, truyện ngắn “ĐÊM DÀI QUA “ quả là đã mang một số phân như cái tên của nó. ĐÊM DÀI QUA có lẽ chỉ thực sự thấm sâu khi ta đọc trong đêm. Và khi dòng chữ cuối cùng hiện ra, la lúc người đọc cũng cảm thấy như vừa trải qua một đêm dài thức cùng với những sự việc, những thân phận ở rất nhiều hòan cảnh của đời sống và rất nhiều cung bậc của tình cảm con người.
Là một truyện ngắn, nhưng người đọc có thể thấy được ở QUA ĐÊM DÀI một bức tranh rộng lớn của cuộc sống và những con người cụ thể hiên ra với đủ lai lịch và tính cách. Những con người ấy, những nhân vật ấy đều có một đời sống riêng đằm thắm và dữ dội. Bằng những nét chấm phá đầy gợi cảm, tác giả đã cho chúng ta thấy trên cái nền phác thảo tưởng như đơn sơ ấy, hình ảnh của đất nước những ngày sục sôi đánh giặc và trên đó, trong đó là hình bóng của nhân dân, của những con người băng xương bằng xương bằng thịt đang sống chiến đấu cùng đồng bào mình, vì Tổ quốc mình. “ Gần một tháng trời vất vả, từng đoàn xe chở mấy trăm thương binh , giường tủ, trang thiết bị, chạy vòng xuống Hà Nội rồi lại ngược lên Sơn Tây“ bởi vì họ “ được lệnh di chuyển sang phía Nam bờ sông Hồng, đề phòng nếu đánh nhau to thì đưa thương binh về mạn Hòa Bình cho an toàn “. Đó là khẩn nguy –chiến trận đã đến gần; Đó là ác liêt- thương binh đưa về dồn dập. Phía sau mấy dòng chữ ngắn ngủi ấy là mặt trận, là những đoàn quân. Thế mà thật lạ, trong không khí sôi sục ấy, sợi dây tinh tế trong tâm hồn người lính vẫn bất ngờ rung lên trước một vẻ đẹp chợt thấy dọc đường hành quân. Ở đây như một dấu lăng, một đảo phách trong bản nhạc, tác giả bỗng làm ta mềm lòng lại với những bông “ hoa gạo nở rồi rụng đầy dưới gốc những cánh mềm đỏ sâm “. Hình ảnh bi tráng ấy gợi nhớ đoàn quân oai hùng trong bức tranh sơn mài “ Nhớ một chiều Tây Bắc “ của họa sĩ Phan Kế An.. Ôi quá đẹp một thời máu lửa. Đó là thời mà mỗi người đều cảm thấy tự hào :
“ Tôi cùng xương cùng thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi cùng sống cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu đấu gian lao “
( Xuân Diệu )
Có phải chính niềm tự hào đó về những ngày tháng hào hùng đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của những con người, những số phân mà tác giả sẽ đưa ta gặp trong suốt đêm dài kể chuyện ? Đó là người lính thương binh như Đường đang phải ngày đêm chiến đâu với những nỗi đau cả của thể xác lẫn tâm hồn nhưng vẫn không nguôi tiếng hát yêu đời với niềm hy vọng thiết tha về tình yêu và hạnh phúc. Đó là Hiên, cô hộ lý chịu thương chịu khó như là hiện thân của bao người phụ nữ Việt Nam những năm giặc giã. Họ đã hiên ngang đi qua chiến tranh, thầm lặng đi qua thời con gái “ cặm cụi và nhẫn nhịn “, nhưng luôn luôn “ có một hòn than đỏ trong lòng “ chờ có dịp là “một ngọn lửa bùng lên “. Vâng, ở họ khát vọng sống và khát vọng yêu đương chưa bao giờ nguội tắt. Nó chỉ tạm thời được nén lại vì nghĩa lớn để một khi có dịp lại bùng lên bỏng cháy và cao đẹp. Người đọc chắc sẽ khó quên những giây phút bùng nổ ái ân đã xẩy ra như nó phải xẩy ra, không thể nào khác được của Đường và Hiên được tác giả dùng ngôn từ để vẽ với sự tinh tế những đường nét và những mảng mầu sáng -tối : “ Ánh trăng xanh yếu ớt tràn qua khe cửa sổ vào căn phòng nhỏ. Nhấp nhóa hai nét vẽ hình trăng khuyết cong cong neo trên bầu ngực căng đầy; bất ngờ đường cong bị lật lại mất biến để rồi hiện ra đường cong mới uốn mềm mại từ eo hông lượn theo đường viền mông xuống dưới đùi của người con gái “. Hơn cả một bức tranh, chủ thể hiện ra đẹp, sống động và gợi mở … như một video-clip giàu mỹ cảm.
Bên cạnh họ, đồng hành với họ trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời là hình ảnh người thầy thuốc – Giáo sư Nguyễn Đình Thành. Những công việc ông làm, những ứng xử đầy tình người ông đã thể hiện, là một biiểu tượng đẹp của người “Lương y như từ mẫu “. Đó là những người hành nghề thầy thuốc không chỉ để cứu người mà còn để cứu đời.
Với những con người ấy thì việc giải quyết một cách “ thấu tình đạt lý “ những vấn đề giữa họ trong cuộc sống luôn đưa lại những kết quả đầy tình nghĩa và cao thượng. Bởi họ đã có một “ nhân thân “ đáng kính, lại được thử thách và trải nghiệm qua những gian lao thử thách. Bởi họ đang biết sống vượt lên trên những mất mát cá nhân, để luôn hướng thiện và sống vì người khác.Họ luôn biết nương tưa vào nhau, mang đến cho nhau từng chút hơi ấm của tình người, để giúp nhau vượt qua cô đơn và tuyệt vọng. Bởi như ông Giáo sư đã nhận thấy “Đường tốt quá và Hiên cũng tốt quá“. Tuy vẫn có một sự thật cần che giấu vì chưa phải thời điểm phát lộ tối ưu, nhưng như người ta vẫn nói “ thật thà quá đội khi trở thành tàn nhẫn.”. Tác giả đã có lý khi phản biên : “Cuộc đời rõ ràng quá đôi khi lại khiến cho người ta đau lòng. Có những sự thật của người lớn cần phải cất giấu để không làm đổ vỡ tình yêu thương của con trẻ “.
Bây giờ khi câu chuyên đã đến hồi kết, như ánh ngày đã ló rạng sau một “đêm dài qua “, người đọc có thể yên lòng : Tuy đây chưa phải là một “ happy end “ vì Đường đang phải đối mặt với thần chết khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối, nhưng câu chuyên đã có một kết cục hợp logic, thuận lòng người. Và sau khi bị “mê dụ” bởi thứ ngôn ngữ văn chương đầy tính tạo hình của truyện, ta thử học theo tác giả, bình tâm nhìn lại theo luật viễn-cân của hội họa, ta nhận ra ý nghĩa nhân văn bao trùm câu chuyện. Nhìn gần hơn sẽ thấy thấm đẫm lòng nhân ái. Gần hơn nữa là ấm áp tình người. Và gần ta nhất là tấm lòng người viết, thấu hiểu và bao dung, nồng nhiệt tình yêu với mỗi số phân, mỗi con người và với cuộc đời.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2011.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích
Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ
Bệnh viênh An Sinh
Ghi chú : Những chữ in nghiêng đậm trích từ truyện ngắn “ Qua đêm dài “, báo Văn Nghệ số ra ngày 5/11/2011.