ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)

ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)

ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)

ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)

ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)
ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)
Slide1 Slide2 Slide4

ĐỂ HẠNH PHÚC VỚI NGHỀ THẦY THUỐC ( trả lời phỏng vấn Báo Tuỏi Trẻ)

Nếu chỉ biết có tiền dứt khoát sẽ phải trả giá !

 

Là người làm nghề y, tôi hết sức bàng hoàng khi đọc thông tin bác sĩ đồng nghiệp của mình ở Thẩm mĩ viện Cát Tường (Hà Nội) ném xác khách hàng xuống sông phi tang. Một hành động chưa có tiền lệ trong lịch sử y khoa..

Mở đầu buổi trò chuyện với PV Tuổi trẻ, Bác sĩ Cao Ngọc Bích - Phó chủ tịch pháp chế - hành nghề Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM - đã chia sẻ như vậy.

*Tâm trạng của ông và các bác sĩ những ngày qua thế nào trước sai phạm của đồng nghiệp?

Chúng tôi rất buồn, đến mức cảm thấy như không còn muốn nói mình là bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ. Thậm chí, ngày đầu tiên báo đăng vụ việc quá nhiều bạn bè gọi hỏi đến mức tôi không còn dám mở điện thoại. Ngành y tế đang bị suy giảm niềm tin của xã hội do nhiều vụ việc tai tiếng liên tiếp xảy ra. Vụ “nhân bản xét nghiệm” ở Bệnh viện Hoài Đức đang là một nỗi đau về y đức, đến vụ này nữa thật không còn biết nói gì.

Thực ra trong nghề y, sai sót, tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào không ai nói trước được nhưng cách hành xử mới là quan trọng.

*Theo ông, tại TP.HCM có nhiều cơ sở thẩm mĩ hoạt động không phép hoặc quá chức năng cho phép không?

Tôi nghĩ tất nhiên là có và nhiều nữa trong lĩnh vực quảng cáo. Có mấy dạng vi phạm. Một là những cơ sở thẩm mĩ được Sở Y tế cấp phép (phòng khám phẫu thuật thẩm mĩ - PV) có thể có những hoạt động quá phạm vi hành nghề cho phép. Hai là có thể có những cơ sở không phép, thậm chí không có bác sĩ thẩm mỹ nhưng vẫn làm. Ba là quảng cáo quá sự thật hoặc quá phạm vi cho phép. 

Đặc biệt là những cơ sở thẩm mỹ, săn sóc sắc đẹp do UBND quận, huyện cấp phép kinh doanh, hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành y tế, trong khi những cơ sở này vẫn thực hiện những dịch vụ liên quan đến sức khỏe con người. Thậm chí họ còn quảng cáo làm cả dịch vụ bơm mỡ, chích chất làm đầy, nâng ngực, trong khi cơ sở không có bác sĩ. Chưa kể, có thẩm mĩ viện lôi kéo cả bác sĩ nước ngoài vào hợp tác phẫu thuật thẩm mĩ dù bác sĩ này không có phép. Thực tế, Sở Y tế không đủ sức để kiểm tra những cơ sở này.

* Ông đánh giá hiểu biết của người dân thế nào về việc phẫu thuật thẩm mĩ ?

Tôi thấy có hai nhóm khách hàng. Một nhóm là những người có hiểu biết nhất định, biết tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn trước khi đi phẫu thuật thẩm mĩ và họ biết rõ bản thân cần làm đẹp cái gì rồi mới đến bác sĩ để tư vấn thêm. Nhưng rất tiếc người hiểu biết chỉ chiếm khoảng 20% số khách hàng đi phẫu thuật thẩm mĩ. 80% khách hàng còn lại, đa số lầm tưởng phẫu thuật thẩm mĩ là “phép thần” có thể giúp chị em trở nên xinh đẹp như tiên chỉ sau một lần thẩm mĩ. Những khách hàng này đi phẫu thuật thẩm mĩ chủ yếu do tác động của bạn bè, người xung quanh hoặc bị ảnh hưởng từ người nổi tiếng, từ phim ảnh nước ngoài, nhất là phim Hàn Quốc. Thường họ chỉ biết phải làm gì đó cho đẹp hơn, thậm chí đi hỏi bạn bè nên phẫu thuật thẩm mĩ cái gì và ai chỉ sao làm vậy.

*Khách hàng thiếu hiểu biết cũng dễ bị rơi vào “cạm bẫy” của những cơ sở thẩm mĩ không phép nhưng luôn qủang cáo những lời có cánh?

Chính xác. Người lầm tưởng phẫu thuật thẩm mĩ có thể “biến vịt thành thiên nga” rất tin vào quảng cáo và luôn chạy theo quảng cáo. Đơn cử như việc làm trắng da, người ta thường dùng hình ảnh diễn viên này, người mẫu nọ có làn da trắng tự nhiên ra quảng cáo là đã tắm trắng ở cơ sở của họ nên nhiều người tin theo và làm theo. Trong khi thực tế họ tiêm thuốc làm trắng da vào tĩnh mạch, rất nguy hiểm cho cơ thể do thuốc hoàn toàn trôi nổi, không có kiểm soát của nhà nước và cơ sở đó cũng không phải là những nơi được cơ quan y tế cấp phép.

Trước một quảng cáo làm đẹp, chị em phải hết sức tỉnh táo và biết sàng lọc, để thấy quảng cáo nào là vô lý về mặt khoa học, hoặc tìm thông tin trên mạng để kiểm tra cơ sở này, bác sĩ kia quảng cáo như vậy có đúng không, hợp pháp không trước khi đi làm đẹp.

*Thưa ông cơ sở thẩm mĩ quảng cáo quá lố, thậm chí lừa người dân rất phổ biến. Để tồn tại những quảng cáo này, ai chịu trách nhiệm? Làm sao chấn chỉnh việc này?

Theo qui định, một quảng cáo trong lĩnh vực y tế nói chung hay phẫu thuật thẩm mĩ nói riêng đều phải thông qua Sở Y tế. Cơ sở phải xin phép quảng cáo, được duyệt nội dung quảng cáo thì mới được quảng cáo. Câu chữ quảng cáo thế nào cũng do Sở Y tế duyệt. Vì vậy tất cả những người quảng cáo không có giấy phép hoặc không đúng nội dung giấy phép sẽ bị phạt ngay.

Tuy nhiên, để phát hiện và phạt được những cơ sở thẩm mĩ quảng cáo không đúng sự thật, lực lượng thanh tra y tế phải có đủ người theo dõi. Thực tế ngay cả những cơ sở thẩm mĩ có giấy phép nhưng vẫn quảng cáo quá mức, không khoa học và Hội chúng tôi đã nhắc nhở. Còn những cơ sở thẩm mĩ không phép thì quảng cáo như sóng thần, như mê hồn trận, không thể biết được đâu là sự thật, không thể nào quản lý được. Muốn kiểm soát và hạn chế được, theo tôi phải phối hợp cả quận, huyện và thanh tra văn hóa, y tế thì mới có thể làm nổi. Nếu chỉ mình ngành y tế, chắc chắn không thể làm nổi.

*Phải chăng phẫu thuật thẩm mĩ là ngành hái ra tiền nên có những bác sĩ, những cơ sở sẵn sàng vi phạm?

Không chỉ xã hội mà không ít người trong ngành y cũng suy nghĩ như vậy. Trong nghề này, nếu làm đúng quy định, lợi nhuận thu được không cao. Cũng như các nghề khác, nếu làm gian dối mới may ra có thu nhập cao. Những người càng làm lâu năm càng  hiểu không chỉ phẫu thuật thẩm mĩ mà bất cứ nghề nào, nếu chỉ biết có tiền dứt khoát sẽ phải trả giá, vấn đề là sớm muộn mà thôi.

Nghề này còn có mặt trái là khi có rủi ro, biến chứng xảy ra cho khách hàng thì sự nghiệp, cuộc đời có thể bị tổn thương thậm chí tiêu tan. Những bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ càng hành nghề lâu năm càng rất thận trọng và luôn đặt sức khỏe của khách hàng lên trên tất cả. Phải như vậy mới luôn có được hạnh phúc khi hành nghề, có được niềm vui khi thấy khách hàng của mình hạnh phúc vì được đẹp hơn, tự tin hơn.

* Từ vụ việc của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, nhiều người cho rằng có sự xuống cấp ề y đức của một bộ phận bác sĩ, ông nghĩ sao về điều này?

Ở góc độ đạo đức xã hội, tôi thấy nhiều người nhìn nhận vấn đề không còn chuẩn mực như trước. Không chỉ y tế mà ở một số nghề nghiệp khác cũng có người có hành động đáng phê phán. Với người Bác sĩ, khi hành nghề phải đồng cảm với bệnh nhân, coi người bệnh như người thân, khi xảy ra tai biến, biến chứng phải hành động nhanh chóng chính xác , xử sự đúng mực để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro thiệt hại.

Nhà báo cũng phải công bằng khi nhìn nhận vấn đề, những nhân viên y tế thiếu y đức chỉ là số rất ít. Nhà báo cũng cần chia sẻ và thông hiểu rằng không phải cứ đi phẫu thuật thẩm mĩ là chết người mà phẫu thuật thẩm mĩ cũng có những rủi ro, tai biến như những phẫu thuật khác. Nhưng thành công trong phẫu thuật thẩm mĩ có rất nhiều nhưng hầu như không được phản ánh để xa hội biết tới.

*Ông có đồng tình với ý kiến “trời sinh sao để vậy”, phẫu thuật thẩm mĩ làm gì cho tiền mất tật mang?

Con người sinh ra, tạo hóa đâu phải cho ai cũng đẹp và vừa ý mình. Nhiều người có nhu cầu cải thiện ngoại hình để tự tin hơn trong cuộc sống nên mới có bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ. Nếu ngành phẫu thuật thẩm mĩ phát triển tốt, đi đúng hướng, bác sĩ thực sự tâm huyết, đạo đức thì việc mang lại lợi ích cho người dân là cần thiết và rất tốt. Theo tôi phẫu thuật thẩm mĩ là nhu cầu chính đáng, cần thiết - nhất là về mặt tinh thần, mang tính nhân văn, không nên chỉ trích cũng không nên lạm dụng. Cái gì thái quá cũng bất cập, trái với tự nhiên, trở thành phản cảm.

*Ông có lời khuyên thế nào để người dân cần biết, nên làm gì và đến đâu khi có nhu cầu phẫu thuật thẩm mĩ?

Người dân phải biết sàng lọc bác sĩ, chọn lọc cơ sở phẫu thuật. Muốn làm được việc này, đòi hỏi phải hiểu biết. Người hiểu biết khi gặp Bác sĩ tư vấn có thể đánh giá được thông tin, cảm nhận được người Bác sĩ tư vấn có mang lại cho mình sự an tâm tin tưởng hay không. Thậm chí khách hàng phải tự tìm hiểu Bác sĩ đó về Giấy phép hành nghê, về quá trình đào tạo, về năng lực chuyên môn. Không ai có thể trang bị thay mình mà người dân phải tự bảo vệ mình và tự trang bị cho mình chiếc “kính chiếu yêu” để phân biệt thật giả trong quảng cáo, phân biệt “yêu quái“ và chính nhân, nhận ra đâu là đất lành, ai là người tin cậy để gửi gắm phó thác sức khỏe và nhan sắc của minh đúng người, đúng nơi.

*Xin cảm ơn ông!

LÊ THANH HÀ thực hiện

Coppyright © 2016 Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Bác sĩ Cao Ngọc Bích. All right reserved. Design by Nina.vn
Đang online: 14 | Trong ngày: | Tổng truy cập:
backtop